Lễ ăn hỏi là một trong bốn thủ tục cưới hỏi theo truyền thống, khi đó nhà trai sẽ mang sính lễ đến hỏi cưới cô gái, thông thường là lễ ăn hỏi 5 tráp. Hôm nay hãy cùng Forevermark tìm hiểu 5 tráp ăn hỏi gồm những gì, ý nghĩa và gợi ý một số mẫu tráp ăn hỏi đẹp, giúp bạn có một lễ ăn hỏi chu đáo, trọn vẹn.
Table of Contents
Tráp ăn hỏi 5 lễ truyền thống gồm có tráp trầu cau, tráp rượu thuốc, tháp hoa quả, tráp chè – mứt sen và tráp bánh cốm – phu thê. Với mỗi loại tráp sẽ có ý nghĩa khác nhau cũng như đòi hỏi cách sắp xếp, chuẩn bị riêng.
Từ xưa, người Việt đã có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện” nên tráp trầu cau tượng trưng cho sự mở lời của nhà trai đối với nhà gái. Không những thế, tráp trầu cau còn tượng trưng cho sự bền lâu và sắt son trong hôn nhân.
Tráp trầu cau gồm một buồng cau 100 quả, 1 bó lá trầu (số lá trầu gấp đôi số quả cau) và vỏ cây chay. Nhà trai cần chuẩn bị buồng cau noãn đẹp, quả cau tươi, tròn và không gãy cuống.
Trước tiên, bạn xếp lá trầu vòng quanh tráp lễ sau đó đặt buồng cau vào giữa mâm lễ. Trên mỗi quả cau bạn có thể dán chữ Hỷ để trang trí và dùng nơ đỏ để mâm lễ thêm đẹp mắt hơn.
Tráp rượu thuốc bao gồm 3 chai rượu và 3 cây thuốc lá (tùy loại), được dâng lên bàn thờ tổ tiên mong tổ tiên chứng giám lòng thành của nhà trai và chúc phúc cho đôi trẻ.
Mâm hoa quả trong lễ ăn hỏi tượng trưng cho tình yêu và cuộc sống hôn nhân luôn ngọt ngào, tươi mới, đơm hoa kết trái. Tráp hoa quả thường có số lượng quả lẻ như 5 hoặc 9. Những loại hoa quả có trong lễ ăn hỏi như táo, bưởi, nho… Lưu ý, nên chọn những quả tươi ngon và đẹp mắt nhất.
Thưởng trà là nét đẹp văn hóa của người Việt, bên chén trà và hộp mứt, mọi người trở nên gần gũi, thân thiết hơn. Thêm vào đó, tháp chè, mứt sen còn mang ý nghĩa chúc cặp vợ chồng sắp cưới sẽ luôn sát cánh, cùng nhau trải qua đắng cay ngọt bùi trong cuộc sống.
Về số lượng hộp chè và mứt sen phải là số chẵn, thường là 100 hộp, đựng trong hộp vuông nhỏ có màu sắc tươi sáng như đỏ, vàng, thể hiện sự giàu sang, may mắn trong hôn nhân.
Đây là 2 loại bánh mang ý nghĩa ngọt ngào, viên mãn trong tình yêu, vừa là lời chúc phúc cho cặp vợ chồng trẻ luôn hòa hợp, mặn nồng.
Thông thường, miền Bắc sẽ lựa chọn tráp bánh cốm kết hợp bánh phu thê, miền nam là từng cặp bánh phu thê, vùng tây nam bộ là bánh pía.
Số lượng bánh trong một tráp lễ thường là 100 bánh. Tráp bánh sẽ được trang trí theo hình tháp, tượng trưng cho sự bền vững của tình yêu, cùng với hương vị bánh truyền thống nên đây được xem là gìn giữ nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Ý nghĩa của 5 tráp ăn hỏi là thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công sức sinh thành, dưỡng dục cô dâu của nhà gái vừa thể hiện sự tôn trọng, quý mến đối với cô dâu.
Sau khi tìm hiểu đầy đủ lễ ăn hỏi 5 tráp gồm những gì, vấn đề tiếp theo mà nhiều người quan tâm hẳn là 5 tráp ăn hỏi giá bao nhiêu?
Hiện nay, giá lễ ăn hỏi 5 tráp khá đa dạng, thông thường dao động trong khoảng 3.000.000 – 6.000.000 đồng tùy theo số lượng lễ vật và cách trang trí tráp lễ.
Ví dụ, 5 mâm quả với số lượng 20 – 40 lễ vật/tráp, được trang trí đơn giản với hoa tươi, nơ, ruy băng và chữ hỷ, có giá khoảng 3.000.000 đồng/5 tráp lễ.
Đối với tráp lễ có số lượng lớn hơn, từ 50 – 100 lễ vật và trang trí rồng phượng, sẽ có giá đắt hơn, từ 5.000.000 – 8.000.000 đồng.
Như đã tìm hiểu ở trên, tráp ăn hỏi 5 lễ gồm có trầu cau, rượu thuốc, hoa quả, chè – mứt sen và bánh cốm – phu thê. Vì số lượng tráp ăn hỏi không quá nhiều nên để sắp xếp 5 tráp ăn hỏi đẹp người ta thường bày trí 2 loại lễ vật vào chung một tráp để mâm lễ ăn hỏi được đầy đủ, trang trọng hơn.
Cách sắp lễ ăn hỏi 5 tráp như sau:
Đầu tiên là tráp trầu cau. Người Việt coi tráp trầu cau là vật dẫn cưới, nên đây luôn là tráp được xếp đầu tiên trong đoàn bê tráp.
Thứ hai là tráp rượu thuốc. Vì văn hóa mời rượu, kính thuốc các bậc cha ông trong gia đình đã là phong tục lâu đời của người Việt Nam. Hơn nữa, tháp rượu thuốc được dâng lên bàn thờ tổ tiên nên sẽ được xếp thứ hai sau tráp trầu cau.
Thứ ba là tháp chè – mứt sen. Người ta thường xếp chè và mứt sen vào cùng một tráp để mâm lễ vật thêm đầy đủ và đa dạng. Tuy nhiên, tùy theo yêu cầu của từng gia đình mà mâm lễ có thể để riêng chè và mứt.
Thứ tư là tráp bánh cốm – phu thê. Giống như tráp chè, tráp bánh cũng có thể xếp hai loại bánh vào cũng một mâm lễ sao cho hài hòa, đẹp mắt. Mặt khác, tùy từng vùng miền mà có sự lựa chọn loại bánh khác nhau.
Cuối cùng là tráp hoa quả. Đây là tráp biểu tượng cho mâm lễ ăn hỏi bởi sự hoành tráng và cầu kỳ nên mâm lễ này thường được làm tráp “chốt” cho đoàn bê tráp ăn hỏi 5 lễ.
Chính là tráp ăn hỏi 5 lễ gồm những lễ vật được kể trên. Sau khi lễ vật được sắp xếp đầy đủ trên mâm lễ, người ta sẽ trang trí bằng chữ Hỷ, hoa tươi, nơ, ruy băng… cho tráp lễ thêm phần rực rỡ.
Sau đây là một số tráp ăn hỏi 5 lễ đơn giản để bạn tham khảo.
Lễ ăn hỏi 5 tráp rồng phượng được trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ hơn với tráp cau kết hình phượng và tráp hoa quả kết hình rồng, để mâm lễ thêm phần trang trọng, hoành tráng, đồng thời biểu tượng cho sự gắn bó trăm năm hạnh phúc của cặp vợ chồng trẻ.
Tráp ăn hỏi 5 lễ miền Bắc được sắp xếp, chuẩn bị giống với tráp ăn hỏi 5 lễ truyền thống và được bày trí trên nhiều loại mâm tráp sơn son thếp vàng hoặc trong các khay tráp hộp sang trọng.
Nếu tráp bánh trong tráp lễ ăn hỏi của miền bắc một nửa là bánh cốm, một nửa là bánh thu thê thì trong lễ ăn hỏi 5 tráp miền trung bắt buộc phải có tháp bánh phu thê và tráp nến tơ hồng.
Lễ ăn hỏi 5 tráp miền nam giống với tráp ăn hỏi của miền trung, nhưng có độc đáo là số sính lễ bắt buộc là số chẵn và số vật phẩm trong các mâm sính lễ là số lẻ. Bởi theo quan niệm của người dân nơi đây, số chẵn là thông điệp biểu trưng cho sự gắn bó cùng nhau phát triển.
Qua bài viết này, Forevermark hy vọng bạn đã hiểu được 5 tráp ăn hỏi gồm những gì, ý nghĩa cũng như giá và cách sắp xếp để có được buổi lễ ăn hỏi vui vẻ, hạnh phúc.
Hotline: 098 993 9698
Fanpage: facebook.com/forevermark.vn
Instagram: @forevermark_wedding
Tiktok: @forevermark.official