Nghi thức lễ gia tiên Công giáo là một phần quan trọng trong đám cưới của người Công giáo. Đây là dịp để cả hai gia đình cùng nhau tạ ơn Thiên Chúa, kính nhớ tổ tiên và mừng cha mẹ. Sau khi nghi thức hoàn thành, hai bên gia đình sẽ gửi lời chúc phúc đến cô dâu chú rể và cảm ơn họ hàng, người thân đã dành thời gian đến tham dự. Hôm nay hãy cùng Forevermark tìm hiểu lễ gia tiên Công giáo nhé!
Table of Contents
Lễ gia tiên Công giáo là một nghi thức cưới hỏi truyền thống của người Việt, thường được tổ chức trước khi cử hành hôn lễ tại thánh đường. Đây là nghi thức mang ý nghĩa văn hóa, tôn giáo và tình cảm, góp phần tôn vinh truyền thống gia đình, văn hóa tâm linh và tình yêu thương của người Việt. Việc thực hiện đầy đủ các nghi thức giúp bảo vệ và phát triển văn hóa truyền thống, đồng thời tạo ra không gian tâm linh, tình cảm và tôn giáo cho các cặp đôi trong lễ cưới.
Tổ tiên là những người đã xây dựng nên gia đình và dòng họ. Qua lễ gia tiên Công giáo, người Công giáo cầu nguyện và nhờ sự phù hộ của tổ tiên để bảo vệ và đưa đôi vợ chồng trẻ đến với hạnh phúc và bình an trong cuộc sống.
Trước kia, người theo đạo Công giáo không đồng ý với việc thắp nhang và vái lạy tại bàn thờ tổ tiên hoặc nơi linh cửu được đặt. Họ cho rằng đó là hành động thờ phượng chỉ dành cho Thiên Chúa. Tuy nhiên, sau khi Hội Đồng Giám Mục Việt Nam thông báo vào ngày 14/11/1964 rằng việc vái lạy và thắp nhang trong gia đình là để tôn kính và tôn trọng người đã khuất, không phải để thờ phượng, nghi thức lễ gia tiên Công giáo dần được tổ chức rộng rãi hơn trong cộng đồng Công giáo.
Do đó, hiện nay quan niệm người theo đạo Công giáo không được phép thắp nhang và vái lạy không còn đúng đắn nữa.
Bàn thờ Ông Bà tổ tiên của người Công Giáo thường được đặt ở một nơi trang trọng trong nhà, dưới bàn thờ Thiên Chúa. Trên bàn thờ có di ảnh, hoa nến để con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo và biết ơn. Người Công Giáo không bày biện điều gì liên quan đến mê tín dị đoan như hồn bạch, vàng mã.
Người Công Giáo được phép đốt nhang, thắp nến và trưng hoa tươi trên bàn thờ nhưng cần tiết giảm để đúng ý nghĩa biết ơn Ông Bà. Trong ngày Cưới Hỏi, người Công Giáo có thể trang trí thêm giúp bàn thờ đẹp hơn và nên thờ tượng Chúa chịu nạn hoặc thánh giá ở phía trên. Ngoài ra nên có dòng chữ “Thiên Chúa Là Tình Yêu”.
Nghi thức lễ gia tiên theo Công Giáo bắt đầu kể từ khi hai họ gặp mặt và giới thiệu các thành viên tham dự. Ngoài ra, còn có thêm những nghi thức nhằm bày tỏ lòng kính trọng với Thiên Chúa và lòng biết ơn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. cụ thể :
Tạ Ơn Thiên Chúa: Người Công giáo tin rằng Thiên Chúa là cội nguồn của mọi sự và điều khiển mọi sự bao gồm cả chuyện nhân duyên. Vì thế cả hai phải dâng lời cảm tạ Thiên Chúa.
Kính Nhớ Tổ Tiên: Nhờ công ơn của ông bà tổ tiên mà cô dâu chú rể có cơ hội nên duyên ngày hôm nay. Do đó, thành kính dâng lên ông bà tổ tiên nén nhang và thực hiện 03 lễ xá là đúng đạo mà con cháu trong gia đình nên làm.
Lễ Mừng Cha Mẹ: Đối với công ơn nuôi dạy của cha mẹ, đến nay cô dâu chú rể đã trưởng thành và lập gia thất. Đây là cơ hội quý báu để cả hai tỏ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ như lời Thiên Chúa dạy “Hãy thảo kính cha mẹ”.
Hầu hết các gia đình hiện nay vẫn giữ nguyên các nghi lễ chính trong đám cưới, bao gồm lễ ăn hỏi – lễ đính hôn, lễ vu quy tại nhà gái và lễ tân hôn tại nhà trai. Trong mọi buổi lễ này, nếu gia đình Công giáo tổ chức lễ gia tiên theo truyền thống, họ cũng nên cử hành các nghi thức tạ ơn Thiên Chúa, kính nhớ tổ tiên và mừng cha mẹ mà không phân biệt là ngày cưới hay đám hỏi.
Việc tổ chức lễ gia tiên theo nghi thức Công giáo tại nhà trai hay nhà gái còn phụ thuộc vào việc cả hai gia đình đều là người Công Giáo hay chỉ có một bên theo đạo. Ngày nay, việc kết hôn khác đạo đã trở nên phổ biến và nghi thức lễ gia tiên cần được cử hành một cách phù hợp với từng gia đình. Quan trọng hơn hết là các gia đình cần hiểu được ý nghĩa của nghi thức gia tiên Công giáo và nếu tổ chức thì cố gắng đạt được các ý nghĩa ấy.
Để chương trình lễ gia tiên đạo Công giáo được tiến hành một cách thuận lợi, suôn sẻ, hai bên gia đình cần chuẩn bị những công việc sau :
Lễ đính hôn chỉ diễn ra tại nhà gái và không có phần lễ đón dâu vì đó là nghi lễ dành cho ngày cưới. Trước ngày lễ đính hôn, nhà gái chuẩn bị mọi thứ và trang trí nhà cửa để đón tiếp nhà trai một cách chu đáo. Nhà trai cần lên danh sách người tham dự và chuẩn bị lễ vật đầy đủ. Vào thời gian ấn định, chủ hôn nhà trai đến nhà gái và tiến hành lễ nhập gia, sau đó người hướng dẫn bên nhà gái sẽ tiến hành lễ gia tiên theo nghi thức Công giáo. Trình tự như sau :
Trong ngày cưới, lễ gia tiên diễn ra ở cả hai bên. Nếu nhà gái gọi là lễ vu quy thì nhà trai gọi là lễ tân hôn.
Nghi thức lễ gia tiên nhà gái Công giáo có trình tự giống với lễ gia tiên đính hôn như đã đề cập ở trên.
Còn lễ gia tiên nhà trai Công giáo cũng tương tự như vậy nhưng có thêm phần xin dâu và đón dâu về nhà trai. Do đó, trình tự lễ gia tiên ngày cưới theo Công giáo tại nhà trai được tiếp nối như sau:
…Phần trước tương tự như lễ gia tiên đính hôn
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm rõ tất cả thông tin liên quan đến nghi thức lễ gia tiên Công giáo như cách chuẩn bị, thủ tục thủ tục thực hiện cùng những vấn đề liên quan khác.
Hãy theo dõi Forevermark thường xuyên để đón đọc những thông tin về tổ chức sự kiện, hội thảo và tiệc cưới nhé.
TRUNG TÂM HỘI NGHỊ TIỆC CƯỚI FOREVERMARK
Địa chỉ: 614 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội (đối diện công viên nước Hồ Tây)
Hotline: 098 993 9698
Fanpage: facebook.com/forevermark.vn
Instagram: @forevermark_wedding
Tiktok: @forevermark.official
Pinterest: pinterest.com/forevermarkvietnam/