Nghi lễ và thủ tục đám cưới Việt Nam xưa tương đối phức tạp nhưng theo thời gian đã được đơn giản hóa đi khi đời sống ngày càng hiện đại hơn. Tuy nhiên đám nói vẫn được giữ gìn để thể hiện tầm quan trọng của việc giới thiệu hai bên gia đình, xin cưới của đôi trai gái. Hãy cùng Forevermark tìm hiểu đám nói là gì, cách chuẩn bị cũng những thủ tục kèm theo nhé!
Table of Contents
Lễ đám nói theo cách gọi của người miền Nam hay chính là lễ dạm ngõ theo cách gọi của người miền Bắc, đây là buổi gặp gỡ chính thức đầu tiên của hai gia đình. Nhà trai đến nhà gái gặp gỡ và đặt vấn đề chính thức cho đôi trẻ tìm hiểu nhau trước khi tiến đến hôn nhân. Hai bên gia đình sẽ cùng nhau chuyện trò, tìm hiểu và trao đổi về việc tiến hành những nghi lễ tiếp theo.
Mặc dù ngày nay nhiều gia đình đã cho phép con cái được tự do yêu đương nhưng để tiến đến hôn nhân sao cho đúng nghi thức thì cả hai bên gia đình cần một buổi gặp mặt để nhà trai được ngỏ lời xin phép cho cặp đôi chính thức qua lại cũng như tính chuyện trăm năm.
Vậy đám nói cần chuẩn bị gì? Chúng ta hãy đến với phần tiếp theo ngay sau đây.
Đám nói cần những gì cho đúng lễ nghi? Với những gia đình lần đầu gả con hẳn sẽ bỡ ngỡ vì không biết đám nói cần gì. Thực tế, đám nói chưa quá chú trọng đến lễ vật và hình thức mà chủ yếu là hai bên gia đình có dịp gặp gỡ, trao đổi và bàn bạc về chuyện tương lai của hai con. Thông thường, lễ vật đám nói bao gồm: trầu cau, rượu thuốc, bánh kẹo, hoa quả. Tùy từng vùng miền mà có những lễ vật khác, ví dụ :
Tóm lại, đám nói cần gì và khác nhau như thế nào còn tùy thuộc vào phong tục từng vùng miền nhưng những lễ vật được chọn phải là loại ngon nhất, đẹp nhất để thể hiện sự trân trọng, lòng thành của nhà trai đối với nhà gái.
Để tạo ấn tượng với nhà trai cũng như thể hiện sự quý trọng, nhà gái cũng cần chuẩn bị chu đáo về hình thức. Vậy, tại nhà gái thì đám nói cần chuẩn bị gì?
Dọn dẹp, sắp xếp và trang trí lại nhà cửa: Nhà gái cần dọn dẹp bàn thờ gia tiên và bày mâm ngũ quả để mời ông bà về dự đám nói của con cháu.
Chuẩn bị trà, nước uống, bánh kẹo: Những độ vật này cần bày trí trên bàn sao cho đẹp mắt cùng một bình hoa tươi.
Sắp xếp nơi đỗ xe: Để khi nhà trai đến không mất thời gian về vấn đề này. Đôi khi những vướng víu này cũng làm cho buổi lễ diễn ra không suôn sẻ.
Chuẩn bị mâm cơm đãi khách: Sau buổi lễ, gia đình nhà gái nên có một mâm cơm hay mâm cỗ để tiếp đãi gia đình nhà trai. Đây cũng thể hiện sự hiếu khách và thể hiện tài nữ công gia chánh của cô dâu.
Ngày nay, thủ tục đám nói đã được đơn giản hóa và tập trung đi sâu vào 4 phần chính bao gồm: nhà trai mang lễ vật đến nhà gái, nhà trai ngỏ lời với nhà gái, cô dâu chú rể thắp hương gia tiên, cuối cùng là hai bên gia đình bàn bạc cho các nghi thức tiếp theo.
1. Nhà trai mang lễ vật đám nói đến nhà gái
Nhà trai cần chuẩn bị trước lễ vật đám nói một cách đầy đủ khoảng 3 – 4 ngày.
Đến đúng thời gian hai gia đình dã trao đổi và thống nhất, nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái và thực hiện các nghi thức đám nói.
2. Nhà trai ngỏ lời với nhà gái
Sau khi hai bên gia đình gặp mặt và ổn định chỗ ngồi, đại diện nhà trai sẽ bắt đầu giới thiệu các thành viên trong đoàn, nêu lý do buổi gặp mặt, trao lễ vật cho nhà gái và thưa chuyện với gia đình nhà gái để đôi trẻ được chính thức qua lại.
Sau bài phát biểu dạm ngõ của đại diện nhà trai, đại diện nhà gái thay mặt cô dâu gửi lời cảm ơn, nhận lễ vật và chấp thuận cho đôi trẻ tính chuyện hôn nhân.
3. Cô dâu chú rể làm lễ gia tiên
Sau khi đại diện nhà gái đồng ý lời đề nghị của nhà trai, cha mẹ cô dâu dâng lễ vật lên bàn thờ gia tiên. Tiếp đến, cô dâu chú rể sẽ thắp hương, báo cáo ông bà tổ tiên và cầu mong tổ tiên phù hộ cho chuyện hôn nhân sắp tới của cặp đôi được tốt đẹp.
4. Hai gia đình bàn bạc các nghi lễ tiếp theo và dùng bữa cơm thân mật
Khi đã hoàn thành các thủ tục cần thiết, hai bên gia đình tiếp tục bàn bạc và thống nhất các nghi thức tiếp theo. Nội dung chủ yếu liên quan đến ngày giờ tổ chức lễ ăn hỏi, lễ cưới và sính lễ.
Kết thúc buổi lễ, gia đình nhà gái có thể mời nhà trai ở lại dùng bữa cơm thân mật để gia tăng tình cảm hai bên.
Là nghi thức có từ phong tục cổ truyền, nhưng vẫn có nhiều người vẫn thắc mắc đám nói hay đám nối, từ nào mới là đúng hay cả hai có ý nghĩa như nhau. Nhưng theo những gì chúng tôi tìm hiểu thì đám nói mới là chính xác chứ không phải đám nối. Tuy nhiên thì “đám nối” vẫn được sử dụng, có thể là do giọng nói địa phương, khi giao tiếp các vùng miền khác nhau thì từ đám nói đã được nói lái thành đám nối.
Như đã nói ở trên, đám nói chính là lễ dạm ngõ theo tiếng miền Bắc, do đó đám nói và đám hỏi là hai nghi lễ khác nhau theo phong tục cưới hỏi Việt Nam.
Đám nói, như đã giới thiệu, là buổi gặp mặt chính thức đầu tiên giữa hai gia đình, nhà trai đến nhà gái đặt vấn đề cho đôi trai gái được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi tiến đến hôn nhân.
Còn đám hỏi là nghi thức diễn ra sau, được tổ chức tại nhà gái, đây là dịp để 2 bên thông báo hôn sự chính thức đến toàn thể gia đình. Sau đám hỏi, cô dâu chú rể được hai bên gia đình coi như con cái trong nhà bởi hôn sự đã được đính ước, chỉ còn chờ đến ngày lễ cưới chính thức.
Tất cả những nghi lễ cưới hỏi theo phong tục đều phải lựa chọn thời gian cẩn thận, tuy nhiên thì một số gia đình theo quan điểm hiện đại sẽ không quá khắt khe vấn đề này. Vì thế mà thời gian tổ chức đám nói thường do hai bên gia đình thỏa thuận sao cho thuận tiện nhất có thể.
Đám nói là buổi gặp mặt của hai bên gia đình nên cũng không cần phải tổ chức quá linh đình, nhộn nhịp. Mỗi bên gia đình chỉ cần đại diện khoảng 5 – 7 người là đủ và đẹp.
Nhà trai: Ông bà, bố mẹ chú rể, chú rể. Sau đó đến cô, chú, bác,…họ hàng ruột thịt.
Nhà gái: Ông bà, bố mẹ cô dâu, cô dâu, cô, dì, chú, bác, họ hàng ruột thịt.
Hiện nay tại một số gia đình, thành phần tham dự đám nói được tối giản một cách đáng kể, chỉ cần bố mẹ hai bên và một người có tiếng nói trong họ như ông, bà hoặc bác là được.
Vào ngày này, cô dâu chú rể không cần phải mặc lễ phục, có thể lựa chọn những bộ trang phục thoải mái nhưng vẫn phải giữ được lịch sự, chỉn chu, thể hiện sự tôn trọng với hai bên gia đình. Vậy đám nói mặc đồ gì?
Những người đại diện cho hai bên gia đình cũng nên chú ý lựa chọn trang phục để thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau cũng như sự nghiêm túc mong muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
Ngoài ra, cũng nên chú ý trong việc lựa chọn giày dép cũng như kiểu tóc phù hợp để tạo sự thống nhất của tổng thể từ trên xuống dưới.
Đám nói là buổi gặp mặt chính thức đầu tiên của hai bên gia đình để tìm hiểu và trao đổi những công việc chuẩn bị cho cặp đôi tiến đến hôn nhân. Do đó, việc tặng quà hay không hoặc tặng gì trong đám nói hoàn toàn do các thành viên trong hai bên gia đình tự quyết định. Quà tặng đám nói có thể là tiền mặt, trang sức hoặc đồ trang trí trong nhà…tùy bạn quyết định
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu được đám nói là gì, thủ tục đám nói cùng những vấn đề liên quan khác.
Hãy theo dõi Forevermark thường xuyên để đón đọc những thông tin về tổ chức sự kiện, hội thảo và tiệc cưới nhé!
TRUNG TÂM HỘI NGHỊ TIỆC CƯỚI FOREVERMARK
Địa chỉ: 614 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội (đối diện công viên nước Hồ Tây)
Hotline: 098 993 9698
Fanpage: facebook.com/forevermark.vn
Instagram: @forevermark_wedding
Tiktok: @forevermark.official