Đám cưới là một dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Cho nên không chỉ riêng ngày cử hành hôn lễ, để có một đám cưới thành công và bài bản là cả một quá trình chuẩn bị lâu dài trước đó, đặc biệt là ngày lễ dạm ngõ hai bên gia đình gặp mặt. Trong bài viết dưới đây, Forevermark sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin liên quan đến lễ dạm ngõ, thủ tục lễ dạm ngõ và những vấn đề liên quan khác nhé!
Table of Contents
Lễ dạm ngõ là buổi gặp mặt của hai bên gia đình, nhà trai đến nhà gái để gặp mặt, trò chuyện và đặt vấn đề chính cho cặp đôi được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn trước khi quyết định tiến đến hôn nhân.
Nếu như bạn thắc mắc lễ dạm ngõ hay chạm ngõ, hay dặm ngõ, tên nào là đúng thì đây đều là những tên gọi khác của lễ dạm ngõ. Có thể do khẩu ngữ địa phương mà từ này được “nói lái” đi, song không có thay đổi gì về mặt ý nghĩa.
Về ý nghĩa của lễ dạm ngõ, đây là lần gặp mặt chính thức đầu tiên của nhà trai và nhà gái, hai bên sẽ trò chuyện, tìm hiểu gia cảnh và điều kiện của đôi bên. Mặc dù xã hội phát triển hiện đại đề cao quyền tự do yêu đương nhưng khi tiến đến hôn nhân thì vẫn cần cha mẹ hai bên gặp mặt. Lúc này, gia đình nhà trai mang lễ vật đến nhà gái xin phép cho hai bạn trẻ chính thức qua lại và tiếp tục tiến đến chuyện hôn nhân trăm năm.
Vì là buổi gặp gỡ đầu tiên nên hẳn đằng trai cũng rất băn khoăn dạm ngõ cần chuẩn bị gì đúng không nào? Các lễ vật trong lễ chạm ngõ khá đơn giản, thông thường gồm có trầu cau, rượu, bánh kẹo, hoa quả… Tùy vào phong tục từng vùng miền mà những lễ vật này sẽ có sự khác biệt nhất định.
Lễ dạm ngõ miền Bắc : Theo phong tục, lễ dạm ngõ miền bắc gồm một cặp trà, cặp rượu, trầu cau, bánh và trái cây. Đặc biệt tráp lễ dạm ngõ miền Bắc phải chuẩn bị theo số chẵn với ý nghĩa dù thế nào thì 2 người vẫn luôn bên nhau có đôi có cặp.
Lễ dạm ngõ miền Trung : Dạm ngõ tại miền Trung có phần đơn giản hơn so với miền Bắc. Các lễ vật trong lễ dạm ngõ miền Trung gồm mâm trầu rượu được gói giấy đỏ hoặc có hoa văn đỏ. Các loại bánh trái đi kèm thường là những đặc sản của địa phương.
Lễ dạm ngõ miền Nam : Ngoài tên gọi lễ dạm ngõ, lễ chạm ngõ, tại đây người ta còn gọi lễ này là đám nói/lễ đi nói. Nhà trai sẽ chuẩn bị các lễ vật như mâm bánh phu thê, cặp trà rượu, trầu cau têm cánh phượng và bánh trái.
Lễ dạm ngõ miền Tây : Thông thường, nhà trai cần chuẩn bị một cơi trầu, phủ vải nhiễu đỏ, hình thức đơn giản, trà, rượu và mâm ngũ quả tùy điều kiện
Nhìn chung, lễ vật trong lễ dạm ngõ tại các vùng miền có sự khác nhau nhất định nhưng nhà trai đều cần chuẩn bị lễ vật một cách đầy đủ và chỉn chu nhất. Điều này thể hiện sự trân trọng của nhà trai nói chung và chú rể nói riêng đối với cô dâu. Thêm vào đó, đây cũng là cách để nhà trai tạo ấn tượng tốt với nhà gái, từ đó thắt chặt quan hệ thông gia giữa hai gia đình.
Lễ dạm ngõ nhà gái cần chuẩn bị gì để đáp lại sự trân trọng của nhà trai? Nhà gái cần chuẩn bị tinh thần vui vẻ, nồng hậu để tiếp đón gia đình nhà chồng tương lai. Ngoài ra, nhà gái cần :
Sau khi biết được khái niệm lễ dạm ngõ và cách chuẩn bị, chúng ta sẽ tìm hiểu đến thủ tục dạm ngõ. Các nghi thức lễ dạm ngõ sau khi đã được bàn bạc và thống nhất, trình tự lễ dạm ngõ được diễn ra như sau :
1. Nhà trai mang lễ vật đến nhà gái
Nhà trai cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật dạm ngõ trước khoảng 3 – 4 ngày. Sau đó, vào đúng ngày giờ đã thống nhất, nhà trai sẽ mang tráp dạm ngõ đến nhà gái.
2. Nhà trai phát biểu
Đại diện nhà trai sẽ gửi lời thăm hỏi, giới thiệu các thành viên trong đoàn. Sau đó, người đại diện sẽ trình bày lý do đến thăm nhà gái, trình các lễ vật đã chuẩn bị và ngỏ lời xin phép gia đình cho phép cặp đôi được chính thức qua lại và tiến đến hôn nhân.
3. Nhà gái nhận lễ và phát biểu
Sau khi đại diện nhà trai phát biểu lễ dạm ngõ xong, đại diện nhà gái sẽ nhận lễ, phát biểu và gửi lời cảm ơn nhà trai. Khi hai bên gia đình đã phát biểu xong, bố mẹ cô dâu sẽ dâng các lễ vật lên bàn thờ gia tiên như là lời thông báo đến ông bà tổ tiên về hỷ sự này, đồng thời mong bề trên phù hộ cho hôn nhân của cặp đôi luôn hạnh phúc, gắn bó.
4. Hai gia đình tiếp tục bàn bạc về các nghi lễ
Ở đây, nhà trai và nhà gái sẽ bàn về đám cưới và thống nhất với nhau về lễ vật, thời gian, địa điểm tổ chức hôn lễ.
5. Nhà trai ở lại dùng bữa cơm thân mật
Sau khi kết thúc lễ chạm ngõ, gia đình nhà trai sẽ ở lại dùng bữa cơm thân mật với nhà gái để có thêm cơ hội hỏi thăm, giao lưu, tăng sự thân thiết của hai bên gia đình.
Nhìn chung, trình tự lễ dạm ngõ ở các vùng miền không khác nhau nhiều, lễ dạm ngõ ở miền nào cũng là sự gặp gỡ và xin phép cho hai con được chính thức qua lại và tiến đến hôn nhân.
Lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi đều là hai nghi thức quan trọng trong phong tục cưới hỏi của người Việt nhưng đây là 2 nghi lễ hoàn toàn khác nhau, cụ thể :
Lễ dạm ngõ | Lễ ăn hỏi | |
Mục đích, ý nghĩa | Là lời chào hỏi, buổi gặp mặt chính thức đầu tiên của hai bên gia đình để tìm hiểu nhau. | Là lời thông báo cho họ hàng biết về hôn lễ của hai người, cặp đôi chính thức trở thành vợ chồng sắp cưới. |
Thời gian tổ chức | Trước đám cưới khoảng 2 – 3 tháng. | Trước đám cưới khoảng 1 tháng hoặc gộp vào cùng đám cưới nếu khoảng cách 2 gia đình quá xa. |
Lễ vật | 1 khay lễ gồm trầu cau, rượu, chè thuốc, hoa quả. | Cần sính lễ ăn hỏi 5 tráp – 11 tráp. Ngoài ra nhà trai cần chuẩn bị thêm lễ dẫn cưới ngoài những sính lễ trên. |
Thành phần tham gia/Số lượng người tham gia | Chỉ có người thân 2 bên gia đình, khoảng 5 – 7 người đại diện. | Gồm người nhà, anh em, bạn bè thân thiết, khoảng 60 – 100 người. |
Trang phục | Chỉ cần ăn mặc nhã nhặn, gọn gàng và lịch sự là được (áo dài, đồ công sở, sơ mi, quần âu). | Cần chuẩn bị cầu kỳ hơn (áo dài,vest) |
Nghi lễ |
|
|
Lễ dạm ngõ là nghi lễ đầu tiên trong phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam. Việc xem ngày để tổ chức lễ dạm ngõ không bắt buộc và cũng không quá khắt khe, gia đình nào cẩn thận thì có thể đi xem ngày.
Tuy nhiên hai bên gia đình cũng cần thỏa thuận trước thời gian để chọn ra những ngày đẹp, hợp tuổi cô dâu chú rể và có sự chuẩn bị chu đáo nhất, tránh những sai sót không đáng có ảnh hưởng đến ấn tượng đầu tiên của hai gia đình.
Thời gian tổ chức dạm ngõ trước lễ cưới bao lâu được quyết định bởi nhiều yếu tố. Thông thường lễ dạm ngõ thường được tổ chức trước lễ cưới từ 2 – 3 tháng, thời gian này là đủ để hai bên gia đình tìm hiểu nhau và chuẩn bị cho lễ cưới được chu toàn nhất. Tuy nhiên cũng có những lễ dạm ngõ được tổ chức trước lễ cưới từ vài tháng đến 1 năm do công việc hay khoảng cách địa lý xa xôi hoặc do cô dâu chú rể muốn tạo lập thêm cơ sở trước khi đi tới đám cưới cuối cùng.
Thành phần tham dự lễ dạm ngõ nhà trai bao gồm bố, mẹ chú rể, chú rể cùng ông bà, cô bác ruột thịt trong gia đình, số lượng từ 5 – 7 người là tốt nhất. Nhà trai cần cử một người trưởng đoàn làm đại diện giới thiệu và phát biểu lễ dạm ngõ.
Thành phần tham dự lễ dạm ngõ bên nhà gái cũng tương tự bao gồm bố mẹ cô dâu, cô dâu và người thân cùng một người trưởng đoàn. Số lượng người tham gia lễ dạm ngõ bên nhà gái thường đông hơn, khoảng 7 – 9 người để tiếp đón nhà trai được tận tình và chu đáo hơn.
Ngoài ra, đối với từng địa phương, từng vùng miền, từng gia đình mà việc quyết định đi dạm ngõ cần mấy người có thể thay đổi.
Khác với lễ cưới, trang phục trong lễ dạm ngõ không cần quá cầu kỳ nhưng cặp đôi vẫn nên chọn những bộ trang phục thoải mái, đơn giản, lịch sự và chỉn chu. Vậy trong lễ dặm ngõ mặc đồ gì cho phù hợp?
Lễ dạm ngõ cô dâu nên mặc gì? Đối với cô dâu : nên chọn những bộ trang phục như áo dài truyền thống, áo dài cách tân hoặc đầm dài lịch sự tùy theo phong cách và sự lựa chọn của cô dâu.
Vậy còn chú rể mặc gì trong lễ dạm ngõ? Chú rể có thể lựa chọn một số trang phục đơn giản mà vẫn đảm bảo lịch sự như áo dài cách tân, vest hoặc sơ mi trắng kết hợp quần âu. Chú rể nên bàn bạc trước với cô dâu để phối đồ một cách hòa hợp, ăn ý nhất.
Đối với hai bên gia đình : Mọi người có thể mặc theo sở thích, chỉ cần đảm bảo gọn gàng, lịch sự là được. Khách nữ có thể mặc áo dài, đồ công sở còn khách nam có thể mặc vest hoặc sơ mi quần âu.
Lễ dạm ngõ được tổ chức dưới sự đồng tình của cả hai gia đình, nhà trai mang lễ đến nhà gái để ngỏ lời cho đôi trẻ được chính thức tìm hiểu nhau và tính đến hôn nhân. Nhưng vì lý do nào đó mà hai bạn có mâu thuẫn và chia tay, theo phong tục xưa, khi từ hôn, gia đình nhà gái phải mang trả lại những lễ vật mà nhà trai đã mang sang trong lễ dạm ngõ đó. Tùy phong tục từng vùng miền mà có những cách trả lễ dạm ngõ khác nhau. Tại một số địa phương, nhà trai sẽ bắt đền số tiền lớn gấp nhiều lần số tiền lễ vật nhà trai đã chuẩn bị trước đó.
Tóm lại khi muốn từ hôn, gia đình nhà gái nên đến nhà trai nói chuyện để bàn bạc và thống nhất. Không có cách trả lễ dạm ngõ nào chính thức cả, thủ tục trả lễ cần dựa vào sự thống nhất giữa hai gia đình và phong tục địa phương nhé.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu được lễ dạm ngõ là gì, cách chuẩn bị, thủ tục dạm ngõ cùng những vấn đề liên quan khác.
Hãy theo dõi Forevermark thường xuyên để đón đọc những thông tin về tổ chức sự kiện, hội thảo và tiệc cưới nhé.
TRUNG TÂM HỘI NGHỊ TIỆC CƯỚI FOREVERMARK
Địa chỉ: 614 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội (đối diện công viên nước Hồ Tây)
Hotline: 098 993 9698
Fanpage: facebook.com/forevermark.vn
Instagram: @forevermark_wedding
Tiktok: @forevermark.official