Nghi thức lễ cưới Công giáo là một phần quan trọng trong đời sống tôn giáo của người Công giáo. Đây là một nghi thức trang trọng và đầy ý nghĩa, trong đó cặp đôi cầu nguyện và xin Chúa ban phước lành cho cuộc sống hôn nhân của họ. Lễ cưới Công giáo được tổ chức tại nhà thờ và được chứng kiến bởi gia đình, bạn bè và cộng đồng. Để tìm hiểu chi tiết hơn về nghi lễ này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Table of Contents
Trước ngày lễ cưới, cặp đôi cần hoàn thành các nghi thức theo đức tin Công giáo về hôn nhân và gia đình. Bên cạnh đó, họ cũng cần chuẩn bị các công việc thông thường như chụp ảnh cưới, thuê địa điểm và trang trí đám cưới. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về các nghi thức trước lễ cưới Công giáo mà cô dâu chú rể cần chuẩn bị.
Trong đạo Công giáo, hôn nhân và tình yêu vợ chồng được đánh giá cao. Đôi nam nữ đến với nhau do tự nguyện và không bị ép buộc. Khi quyết định lấy nhau, họ sẽ công khai ra mắt gia đình hai bên để thông báo và khẳng định tình yêu của mình.
Sau khi ra mắt gia đình, cặp đôi sẽ gặp Cha xứ để được tư vấn về các công đoạn chuẩn bị đám cưới và học giáo lý hôn nhân. Cặp đôi nên gặp Cha xứ từ sớm, khoảng 9 tháng đến 1 năm trước đám cưới để có thời gian chuẩn bị cho các nghi thức trong lễ cưới Công giáo.
Giáo lý hôn nhân là các bài học về đặc tính của Công giáo, hôn nhân Công giáo, cuộc sống gia đình, sinh sản và giáo dục con cái. Thời gian học phụ thuộc vào tôn giáo của cặp đôi. Nếu cả hai đều theo đạo Công giáo, thời gian học sẽ là 6 tháng với 12 buổi học. Nếu một trong hai người không theo đạo Công giáo, thời gian chuẩn bị sẽ dài hơn, từ 10 tháng đến 1 năm. Cặp đôi sẽ cần liên hệ với Linh mục để chuẩn bị “Đơn xin chuẩn hôn khác đạo”. Người không theo đạo sẽ cần học giáo lý tân tòng từ 4-8 tháng trước khi học giáo lý hôn nhân.
Sau khi hoàn thành giáo lý hôn nhân, cặp đôi sẽ được cấp bằng giáo lý hôn nhân. Hãy lấy bằng trước lễ cưới khoảng 3 tháng để chuẩn bị cho các nghi thức đám cưới Công giáo khác.
Việc chọn ngày cưới Công giáo sẽ do Cha xứ lựa chọn theo lịch Công giáo. Trước khi gặp Cha xứ, gia đình cần xem ngày giờ tốt cho các nghi lễ cưới hỏi khác như lễ dạm ngõ, lễ gia tiên và lễ vu quy.
Việc xem trước ngày đẹp cho các nghi lễ liên quan sẽ giúp Cha xứ chọn thời gian tổ chức lễ cưới tại nhà thờ phù hợp với các mốc thời gian mà gia đình đã lựa chọn.
>>> Xem thêm: Nghi thức lễ gia tiên Công giáo và những điều cần biết
Sau khi hoàn thành giáo lý hôn nhân, cặp đôi cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để đăng ký hôn phối tại nhà thờ. Bộ hồ sơ hôn phối bao gồm:
Khi đã hoàn tất bộ hồ sơ, hai bạn cùng cha hoặc mẹ sẽ đến gặp Cha xứ để thụ lý hồ sơ hôn phối. Các bạn có thể đăng ký hôn phối tại nhà trai, nhà gái hoặc nơi hai bạn đang cư trú. Nếu hai bạn không còn cha mẹ, hãy đi cùng người thân trong gia đình để gặp Cha xứ.
Khi gặp Cha xứ, cặp đôi cần mang theo hồ sơ hôn phối. Mỗi người sẽ gặp riêng Cha để trình bày khúc mắc (nếu có). Sau đó, gia đình và Cha xứ sẽ thống nhất về thời gian và địa điểm tổ chức lễ cưới.
Rao hôn phối là một nghi thức quan trọng trong đám cưới Công giáo. Cha xứ phụ trách chứng hôn sẽ lập tờ rao và gửi đến các cha xứ nơi đôi bạn trẻ cư trú hoặc đã cư trú. Các Cha xứ sẽ rao thông báo về lễ cưới trong ba Chúa Nhật ở giáo xứ mỗi bên. Mọi người trong công đoàn sẽ được thông báo và xem xét vấn đề tồn đọng hay phản đối. Quá trình rao hôn phối cũng là thời gian để cặp đôi tĩnh tâm và sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân.
Chuẩn bị cho lễ cưới Công giáo bao gồm các bước tương tự như lễ cưới thông thường. Tuy nhiên, cặp đôi cần lưu ý về trang trí bàn thờ cho lễ gia tiên, trang trí lễ đường và trang phục lễ cưới nhà thờ có một số khác biệt.
Trong lễ cưới, cặp đôi cần tuân thủ những nghi thức lễ cưới Công giáo bên cạnh những nghi lễ truyền thống như lễ gia tiên, lễ xin dâu và lễ thành hôn. Cụ thể như sau:
Mở đầu buổi lễ thành hôn, Chủ tế sẽ hỏi cô dâu chú rể 3 câu hỏi về sự tự do, yêu thương nhau suốt đời và đón nhận con cái. Những câu hỏi này giúp cặp đôi xác nhận rằng họ đã trưởng thành và ý thức được việc kết hôn là tự do, mục đích của hôn nhân là chung thuỷ với nhau suốt đời và sẵn sàng đón nhận và giáo dục con cái.
Lời thề nguyện là những lời hứa mà cặp đôi trao cho nhau trước người chứng kiến. Có thể mang phong cách truyền thống như cam kết gắn bó suốt đời hoặc lời thề nguyện trẻ trung, lãng mạn về sở thích, kỷ niệm hay câu chuyện tình yêu của cặp đôi.
Khi cả hai người đồng ý và hứa hẹn trước Chúa, Cha xứ sẽ tuyên bố họ trở thành vợ chồng. Chú rể sẽ thực hiện nghi thức trao nhẫn cưới trong nhà thờ và hôn cô dâu để công khai cuộc hôn nhân.
Trong một số đám cưới Công giáo, cô dâu chú rể có thể thực hiện nghi thức thắp nến. Mỗi người cầm một ngọn nến tượng trưng cho cuộc sống riêng, cả hai sẽ dùng cây nến của mình thắp chung một cây nến khác và thổi tắt cây nến riêng. Điều này mang ý nghĩa cuộc sống của hai người từ giờ đã trở thành cuộc sống có đôi có cặp, gắn bó và chung thuỷ bên nhau.
Sau khi trao nhẫn, cô dâu chú rể, hai người chứng giám và Linh mục sẽ ký tên vào Sổ Hôn phối được lưu trong văn khố của giáo xứ. Việc ký tên này có thể được thực hiện sau khi lễ cưới kết thúc.
Khi kết thúc thánh lễ cưới Công giáo, cặp đôi cần soạn trước lời cảm ơn tới Cha chủ trì, người thân, quan khách và ca đoàn, ban ngành đã hỗ trợ cho lễ cưới thành công. Hãy chuẩn bị những lời cảm ơn chân thành vì họ đã tốn nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị lễ cưới.
Vậy làm lễ cưới nhà thờ bao lâu? Theo tìm hiểu của Forevermark, lễ cưới nhà thờ thường diễn ra trong khoảng 40-60 phút và được tổ chức từ 11h đến 13h. Thời lượng của buổi lễ phụ thuộc vào giáo sĩ và tốc độ phát biểu của ông.
Ngoài việc tổ chức thánh lễ hôn phối Công giáo tại thánh đường, cặp đôi cần tổ chức lễ thành hôn tại hai nhà theo truyền thống Việt Nam. Cùng tìm hiểu chi tiết nghi thức lễ cưới tại nhà gái và nhà trai dưới đây.
Trong nghi thức nghi thức rước dâu Công giáo tại nhà gái, nhà trai sẽ ngỏ lời xin dâu và giới thiệu các sính lễ hỏi cưới. Đại diện hai bên gia đình sẽ giới thiệu thành phần tham dự của gia đình trong buổi lễ. Mẹ chồng sẽ tặng trang sức cho cô dâu làm của hồi môn. Cặp đôi sẽ đốt nến trên bàn thờ tổ tiên và tạ ơn Thiên Chúa. Buổi lễ kết thúc với bài hát “Xin vâng” do cả công đoàn đồng ca.
Trong nghi lễ thành hôn tại nhà trai, cả công đoàn sẽ trình diện Thiên Chúa và tổ tiên. Sau đó sẽ công bố lời Chúa trong “Thư thánh Phaolô gửi tín hữu Ê-phê-sô” và vị chủ sự sẽ thực hiện lời nguyện Cộng đoàn. Buổi lễ kết thúc với bài hát “Hồng ân Thiên Chúa bao la” hoặc “Đâu đó có tình yêu thương” do cả cộng đoàn đồng ca.
Sau lễ cưới, cặp đôi có thể lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ với gia đình và khách mời. Gia đình có thể tổ chức tiệc liên hoan để chúc mừng ngày trọng đại của đôi tân hôn. Hãy cùng Forevermark tìm hiểu thêm về nghi thức sau đám cưới của lễ cưới Công giáo.
Bởi trong nghi lễ cưới, cặp đôi không thể chụp ảnh cùng khách mời tham dự. Cho nên, sau lễ cưới, hãy lưu lại những khoảnh khắc ý nghĩa cùng Cha chủ trì, gia đình và bạn bè trong ngày trọng đại.
Cặp đôi nên thuê thợ ảnh là người Công giáo hoặc có kinh nghiệm chụp ảnh cho lễ cưới Công giáo để nắm được các nghi thức diễn ra như : nghi thức đám hỏi Công giáo, nghi thức lễ đính hôn Công giáo, nghi thức đón dâu công giáo/nghi thức lễ rước dâu Công giáo… Điều này sẽ tránh việc đi lại lung tung trong quá trình làm lễ và giữ được không khí trang nghiêm của nhà thờ.
Sau lễ cưới tại nhà thờ, hai gia đình có thể tổ chức tiệc cưới tại gia để thiết đãi khách mời và chúc mừng lễ cưới diễn ra tốt đẹp. Bữa tiệc không cần quá cầu kỳ, chỉ cần chuẩn bị 3-5 mâm cỗ nhỏ để khách mời cùng quây quần và thể hiện sự ấm cúng trong ngày trọng đại.
Như vậy, nghi thức lễ cưới Công giáo không quá phức tạp như bạn nghĩ. Hy vọng bài viết của Forevermark giúp bạn nắm được trình tự của lễ cưới ở Nhà thờ và biết cách chuẩn bị một lễ Hôn phối hoàn hảo.
Để đón đọc thêm thông tin về tổ chức tiệc cưới, sự kiện, hội thảo… hãy theo dõi Forevermark thường xuyên nhé.
TRUNG TÂM HỘI NGHỊ TIỆC CƯỚI FOREVERMARK
Địa chỉ: 614 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội (đối diện công viên nước Hồ Tây)
Hotline: 098 993 9698
Fanpage: facebook.com/forevermark.vn
Instagram: @forevermark_wedding
Tiktok: @forevermark.official
Pinterest: pinterest.com/forevermarkvietnam/