Đám cưới miền Tây là một trong những điều thú vị được nhiều người quan tâm và đã không ít lần gây ấn tượng mạnh với cộng đồng mạng về độ hoành tráng cũng như ý nghĩa sâu sắc đằng sau đó. Hôm nay cùng Forevermark tìm hiểu phong tục cưới hỏi miền Tây và những nét thú vị trong đám cưới miền Tây nhé.
Table of Contents
Lễ cưới hỏi là phong tục lâu đời không thể thiếu trong đời sống văn hóa của cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Nó đánh dấu sự chín muồi của tình yêu đôi lứa cũng như sự trưởng thành của hai con người. Ngoài tình cảm đôi lứa thì lễ cưới hỏi còn dựa trên đạo đức, trách nhiệm và sự công nhận của gia đình, họ hàng và cộng đồng xã hội.
Đây cũng là cơ hội hiếm hoi để họ hàng, những người thân quen và bạn bè thân thiết cùng có mặt đầy đủ, dành những lời chúc phúc chân thành cho đôi uyên ương.
Tại miền Tây, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, phong tục cưới hỏi được tổ chức đầy đủ 6 nghi lễ truyền thống mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp và sâu sắc.
Theo truyền thống xưa, thủ tục cưới hỏi miền Tây gồm 6 lễ gọi là lục lễ bao gồm: lễ giáp lời, lễ thông gia, lễ cầu thân, lễ hỏi, lễ cưới và lễ phản bái. Sau đây cùng tìm hiểu lục lễ trong phong tục đám cưới miền Tây!
Lễ giáp lời miền Tây hay lễ dạm ngõ (theo tiếng miền Bắc), đám nói (theo tiếng miền Nam). Vậy lễ giáp lời/ đám nói miền Tây là gì? Đây là nghi lễ đầu tiên trong phong tục đám cưới miền Tây. Theo đó, gia đình nhà trai sẽ đến nhà gái để chính thức gặp mặt và nói chuyện với bố mẹ cô dâu. Trong nghi thức lễ giáp lời, hai bên gia đình sẽ trò chuyện, trao đổi chủ yếu xoay quanh vấn đề tuổi tác của hai con, bàn việc hôn nhân và định trước ngày cưới.
Sau đám giáp lời, nhà trai sẽ ngỏ lời mời nhà gái đến nhà mình để biết gia cảnh, nơi ăn, chốn ở, để nhà gái yên tâm gả con mình đi.
Sau khi hai bên gia đình đồng ý để đôi trẻ đến với nhau thì nhà trai sẽ mang lễ vật qua nhà gái (còn được gọi là lễ cho đồ/ bỏ hàng rào thưa). Ngày nay, hầu hết các cặp đôi đã tìm hiểu nhau trước nên lễ này sẽ được bỏ qua.
Lễ hỏi là phần lễ quan trọng không thể thiếu trong đám cưới miền Tây. Đến ngày tổ chức lễ hỏi, nhà gái sẽ treo bảng lễ đính hôn hay lễ đăng khoa.
Các nghi lễ sẽ diễn ra theo trình tự: Ông thông lễ khai trình lễ y kỳ, trình lễ khai hòa để kiến gia tiên, trình lễ thượng đăng sau khi trưởng tộc nhà trai rót rượu, lễ bái gia tiên, lễ đỡ mâm trầu, trình lễ kiếu.
Theo phong tục đám hỏi miền Tây, số mâm lễ nhà trai trình với nhà gái là số chẵn, tùy từng gia đình mà có từ 4 đến 12 mâm, gồm:
Ngoài ra, gia đình nhà trai có thể chuẩn bị thêm một tráp quần áo tặng cô dâu để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của mẹ chồng dành cho con dâu tương lai.
Như vậy, bạn đã biết được đám hỏi miền Tây cần những gì, sau đây chúng ta sẽ đến với nghi lễ tiếp theo của đám cưới nơi đây.
Đây là nghi lễ trang trọng và đông vui nhất. Theo đó, lễ cưới sẽ diễn ra tại cả hai nhà dâu rể, mọi thứ được chuẩn bị hết sức công phu và tỉ mỉ. Nhà gái sẽ treo bảng vu quy còn nhà trai treo bảng tân hôn. Rạp cưới cũng được dựng lên hoành tráng trước sân nhà, đặc biệt là phần cổng cưới.
Trước đây, người miền Tây thường dùng cây chuối, lá dừa, đủng đỉnh, hoa cau hay cây tre để làm cổng và rạp. Dần dần, người ta đã thay thế bằng những loại rạp cưới, cổng cưới bằng sắt, trang trí hoa giả cho thuận tiện và nhanh gọn. Tuy nhiên, gần đây, người ta bắt đầu trở lại sử dụng rạp cưới, cổng cưới được làm bằng những vật liệu tự nhiên nhưng đã được thiết kế cầu kỳ, đặc sắc hơn, khắc họa hình ảnh rồng phượng đậm chất miền Tây.
Đêm trước ngày rước dâu, gia đình và họ hàng bên nhà gái sẽ tề tựu đông đủ, gọi là nhóm họ. Mọi người cùng nhau chuẩn bị mọi thứ, cùng thống nhất của hồi môn cho cô dâu, chọn người đưa dâu và dặn dò cô dâu những điều quan trọng trước khi về nhà chồng. Nhóm họ sẽ là buổi tối nhộn nhịp, vui vẻ và chan chứa tình cảm, xem như buổi gia đình chia tay cô dâu để theo chồng.
Trong ngày cưới, theo giờ đẹp đã định, họ nhà trai gồm trưởng tộc, chú rể, ông bà, cha mẹ, cô dì…sẽ đến nhà gái làm lễ thành hôn và rước dâu về. Trưởng họ và chú rể sẽ bưng khay trầu có đôi đèn, ông bà cha mẹ, họ hàng phải đi theo đôi hay số chẵn để phụ bưng khay tiệc, thường sẽ đi theo cặp 4 hoặc 6.
Hai khay quan trọng sẽ có:
Khi đến nhà gái để rước dâu, nhà trai phải sửa soạn lễ vật và y phục gọn gàng, chỉnh tề. Trước khi nhà trai trình lễ, cô dâu sẽ ngồi trong phòng kín. Sau khi hai gia đình phát biểu, nhà trai trình lễ vật xong thì cha hoặc mẹ cô dâu mới đưa cô dâu ra mắt quan viên hai họ và trao cho chú rể.
Theo nghi thức lễ cưới miền Tây, tiếp theo cô dâu chú rể sẽ làm lễ gia tiên, mời trà, thuốc, trầu cau quan viên hai họ. Sau đó, cha mẹ, họ hàng cô dâu trao quà mừng cưới cho hai vợ chồng cùng những lời dặn dò, gửi gắm cho cuộc sống mới.
Sau khi hoàn tất thủ tục xin dâu, nhà trai sẽ rước dâu về nhà, cô dâu sẽ lạy xuất giá trước khi về nhà chồng. Khi đi, cô dâu được mẹ chồng dắt lên xe hoa và không được phép ngoái đầu nhìn lại. Theo tục lệ “cha đưa mẹ đón”, cha cô dâu sẽ là người đưa cô dâu về nhà chồng.
Đây là một điểm độc đáo trong phong tục đám cưới miền Tây so với những vùng miền khác. Cụ thể, sau khi cưới ba ngày, đôi vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ cô dâu, lúc đó cha mẹ chú rể cũng có thể đi cùng và mang theo lễ vật là cặp vịt trống lớn cùng rượu. Lễ này thể hiện sự biết ơn của con rể đối với cha mẹ vợ vì đã gả con gái cho mình.
Ngày nay, cuộc sống ngày càng hiện đại, mọi nghi lễ đều được tinh giản, hầu như chỉ giữ lại ba lễ chính là lễ giáp lời, lễ hỏi và lễ cưới. Dù vậy, những đặc trưng của đám cưới miền Tây vẫn được người dân giữ gìn và phát triển.
Tại miền Tây, đời sống của người dân gắn liền với văn hóa sông nước và lễ cưới hỏi cũng không phải là ngoại lệ. Trước kia, khi giao thông chưa phát triển, bà con nơi đây chỉ có thể rước dâu bằng ghe, bằng phà. Ngày nay, mặc dù đường bộ được mở rộng nhưng nhiều người vẫn lựa chọn rước dâu bằng những chiếc tàu, ghe mộc mạc, vừa độc đáo thú vị vừa góp phần giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Những chiếc tàu ghe, phà rước dâu được trang trí với các loại hoa đủ màu sắc, bong bóng… trên đường đi, cả đoàn sẽ hát hò, làm xao động cả một vùng sông nước.
Theo phong tục cưới hỏi miền Tây xưa, cỗ cưới thường có 5 món là những món đặc sản của quê hương. Người ta sẽ kiêng kỵ những món như canh chua, canh đắng và món mắm. Bởi theo quan niệm, những món đó sẽ gợi lên đắng cay, chua chát và hôi hám, không may mắn cho ngày vui. Ngoài ra, còn kiêng món cá lóc nướng trui vì nó tượng trưng cho sự cháy xém, đen đủi không tốt.
Trong tiệc cưới, ngoài họ hàng ra thì bà con hàng xóm cũng phụ giúp chuẩn bị tiệc, đây vừa là điểm độc đáo, vừa là nét đẹp trong phong tục đám cưới miền Tây. Một đám cưới diễn ra thì giống như ngày hội của cả làng xóm, mọi người đều trở nên tất bật, nói cười rôm rả. Nếu có cơ hội tham dự đám cưới miền Tây, bạn sẽ cảm nhận được sự nhiệt tình, hào sảng và gắn bó nghĩa tình của người dân nơi đây.
Như đã trình bày ở trên, sính lễ cưới vợ miền Tây thông thường gồm có:
Việc nhà trai trao phong bì lễ/lễ đen cho nhà gái trong lễ hỏi có thể được gọi là lễ nạp tài ở miền Tây. Bởi miền Tây vốn nổi tiếng với phong tục thách cưới. Tuy nhiên, theo thời gian khi đời sống ngày càng hiện đại thì tục thách cưới miền Tây cũng không còn quá rình rang như trước nữa, nhưng tục lệ này vẫn còn được duy trì do nó đã trở thành văn hóa của người miền Tây nên rất khó xóa bỏ.
Để cưới được vợ miền Tây thì phải thông qua phong tục thách cưới – điều khiến không ít chú rể lo lắng. Theo “thông lệ”, nhà trai muốn cưới con gái miền Tây về làm vợ thì phải chuẩn bị phong bị ít nhất là 20 triệu cùng những món sính lễ khác, mỗi thứ giá trị khoảng 1 triệu.
Bên cạnh đó, có trường hợp cá biệt như thách cưới 1 cây vàng, 15 – 20 triệu đồng tiền mặt, trầu cau, rượu thuốc… cùng các loại trang sức cho cô dâu.
Thậm chí còn có những món thách cưới “độc lạ” như lợn quay đúng 100kg ở cà mau, trang sức phải đủ kiềng, bông tai, nhẫn, vòng, dây chuyền…(tùy nơi cụ thể).
Thách cưới là phong tục lâu đời ở miền Tây, ý nghĩa của nó nằm ở việc nhà trai thể hiện thành ý rước con dâu về nhà và là một lời chúc tốt đẹp đến hạnh phúc của đôi trẻ. Tuy vậy, nên để bên nhà trai tự thể hiện thành ý của hộ mà không ra những mức yêu cầu cụ thể. Nếu có thì chỉ cần đưa ra một cách tượng trưng, quan trọng là đôi bên vui vẻ.
Theo phong tục đám cưới miền Tây, cả cô dâu và chú rể đều phải “nằm lòng” cách lạy nhất bộ nhất bái để cùng nhau thực hiện trong lễ cưới. Đây là cách lạy theo phong tục cưới hỏi đậm chất miền Tây xưa và vẫn được gìn giữ và duy trì tới bây giờ, trở thành nét đẹp truyền thống trong tục lệ cưới hỏi nơi đây.
Trước ngày cưới, mỗi bên gia đình của cô dâu chú rể đều sẽ tụ họp lại để chuẩn bị lễ cưới, đồng thời, những người lớn như ông bà, cha mẹ, cô dì… sẽ dạy cô dâu chú rể cách lạy nhất bộ nhất bái theo đúng truyền thống miền Tây để hai người khỏi bỡ ngỡ khi chính thức thực hiện nghi lễ này.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm rõ phong tục cưới hỏi miền Tây, ý nghĩa cũng như những nét độc đáo của đám cưới miền sông nước.
Hãy theo dõi Forevermark thường xuyên để đón đọc những thông tin về tổ chức sự kiện, hội thảo và tiệc cưới nhé!
TRUNG TÂM HỘI NGHỊ TIỆC CƯỚI FOREVERMARK
Địa chỉ: 614 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội (đối diện công viên nước Hồ Tây)
Hotline: 098 993 9698
Fanpage: facebook.com/forevermark.vn
Instagram: @forevermark_wedding
Tiktok: @forevermark.official