Tráp ăn hỏi là một phần quan trọng trong nghi lễ ăn hỏi truyền thống của người Việt. Đây là dịp để hai gia đình gặp gỡ và trao đổi những món quà tượng trưng cho những lời chúc phúc cho cô dâu chú rể. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa và cách chuẩn bị tráp ăn hỏi trong ngày trọng đại của bạn nhé.
Table of Contents
Tráp ăn hỏi, còn được gọi là mâm lễ ăn hỏi, là một loại sính lễ mà nhà trai mang tặng nhà gái để cảm ơn công sức sinh thành và dưỡng dục cô dâu. Số lượng tráp lễ ăn hỏi và lễ vật trong tráp ăn hỏi có thể thay đổi tùy theo vùng miền, nhưng thường có ít nhất 5 trong số 8 lễ vật sau: trầu cau, rượu thuốc, lợn sữa, hoa quả, bánh cốm, bánh phu thê, chè mứt sen và xôi gà.
Sau khi hiểu được tráp ăn hỏi là gì, sau đây chúng ta cùng tìm hiểu tráp ăn hỏi gồm những gì nhé!
Trong ăn hỏi, tráp trầu cau tượng trưng cho lời mở đầu của nhà trai đối với nhà gái, theo truyền thống ‘miếng trầu đi đầu câu chuyện’ của ông cha ta. Ngoài ra, tráp này còn biểu thị sự bền lâu và sắt son trong mối quan hệ vợ chồng.
Mâm trầu cau ăn hỏi cần có từ 60 – 100 quả cau chẵn trong một buồng, kèm theo một bó lá trầu và ba cành vỏ cây chay. Để có được tráp cau ăn hỏi đẹp mắt, gia đình có thể trang trí thêm lá vạn tuế, hoa tươi, chữ hỷ hoặc điêu khắc rồng phượng.
Tráp hoa quả biểu tượng cho tình yêu đôi lứa luôn tươi mới và ngọt ngào, đơm hoa kết trái, cầu chúc cho cô dâu chú rể sớm có con cái đầy đàn. Số lượng quả trong tráp hoa quả ăn hỏi thường là số lẻ như 5 (ngũ quả) hoặc 9 (cửu).
Trong tráp ăn hỏi, các loại hoa quả thường gặp là mâm táo ăn hỏi, nho, bưởi, cam, thanh long, xoài, lê… Bạn có thể dùng những loại hoa như hoa lan trắng, địa lan, lan đỏ, cẩm tú cầu hoặc hoa hồng để có được một tráp hoa quả đẹp mắt. Có thể dùng thêm lá vạn tuế, chữ Hỷ và nơ ruy băng để tráp lễ thêm đầy đặn.
Tráp bánh cốm – bánh phu thê với sắc đỏ và xanh chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ hoà hợp và mặn nồng. Tráp còn thể hiện mong muốn mẹ tròn con vuông.
Lễ vật trong tráp là bánh cốm hoặc bánh phu thê tùy thuộc vào văn hoá của từng vùng miền. Miền Bắc thường chọn tráp bánh cốm kết hợp bánh phu thê, miền Nam là cặp bánh phu thê, Tây Nam Bộ là bánh pía. Số lượng bánh thường là 100 bánh trong một tráp. Cặp đôi nên chọn các thương hiệu nổi tiếng như bánh cốm Nguyên Ninh (Hàng Than) hoặc bánh phu thê Đình Bảng (Bắc Ninh) để đảm bảo chất lượng của mâm tráp lễ.
Một tráp bánh phu thê đẹp có thể sử dụng thêm các phụ kiện trang trí như nơ đỏ, ruy băng hoặc hoa tươi, tùy vào sở thích và yêu cầu của gia đình.
Tráp rượu thuốc được dâng lên bàn thờ tổ tiên với ý nghĩa mong tổ tiên chứng giám lòng thành của nhà trai và mời tổ tiên tham dự lễ ăn hỏi để chúc phúc cho đôi vợ chồng sắp cưới.
Tráp rượu thuốc đẹp bao gồm 3 chai rượu vang và 3 cây thuốc lá. Nếu cao cấp hơn, tráp còn có thêm 0,5kg chè thượng hạng. Rượu vang thường là loại Chile, Vodka hoặc Chivas; thuốc lá là Vina, 555 hoặc Thăng Long; chè là Thái Nguyên thượng hạng. Tráp còn được trang trí thêm hoa tươi, hoa lụa hay ruy băng để tăng thêm vẻ đẹp.
Tráp chè – mứt sen mang lời chúc cô dâu chú rể sẽ luôn sát cánh cùng nhau vượt qua mọi thăng trầm của cuộc sống hôn nhân.
Trong tráp lễ, số lượng hộp chè và mứt sen phải là số chẵn, thường là 100 hộp. Trong tráp chè ăn hỏi, chè Tân Cương và mứt sen Hàng Điếu thường được ưu tiên lựa chọn. Mứt sen được đóng gói nhỏ với 7, 9 hoặc 13 hạt sen trong mỗi gói. Hộp đựng quà thường có màu sắc sang trọng như vàng, hồng hoặc đỏ để thể hiện sự giàu có và may mắn trong hôn nhân. Gia đình cần chuẩn bị đủ số lượng hộp quà và nguyên liệu trang trí như hoa tươi, nơ và ruy băng để sắp xếp tráp chè – mứt sen ưng ý.
Tráp bia ăn hỏi và tráp nước ngọt ăn hỏi thường có từ 50 – 60 lon. Bia Heineken hoặc 333 và nước ngọt Coca Cola hoặc Pepsi được chọn làm quà biếu. Các lon nước được gắn cẩn thận và sắp xếp thành hình tháp xen kẽ, trang trí nơ đỏ hoặc hoa tươi trên đỉnh tháp.
Lợn sữa quay là một trong những vật phẩm lễ mặn duy nhất trong tráp ăn hỏi, biểu tượng cho sự dư dả và tài lộc. Tráp còn mang ý nghĩa chúc phúc cho cô dâu chú rể sớm có con và phát tài.
Lợn quay đẹp mắt phải chín đều, bì vàng giòn và không xém phần móng. Gia đình sẽ bày trí mâm tráp ăn hỏi lợn quay với dây ruy băng, nơ và chữ Hỷ. Không nên trang trí quá nhiều để không che đi phần da vàng ươm hấp dẫn.
Tráp xôi ăn hỏi biểu trưng cho truyền thống văn minh lúa nước của dân tộc ta. Tráp lễ này biểu trưng cho tình yêu son sắt của cô dâu chú rể, với lời chúc hạnh phúc bền chặt cho đôi trẻ. Tráp xôi thường được đóng khuôn theo các mẫu như hình tim chữ Hỷ hoặc nhiều hình trái tim. Bạn có thể trang trí thêm ruy băng, hoa tươi hoặc chữ Song Hỷ theo sở thích.
Với mỗi vùng miền, các tráp trong lễ ăn hỏi có sự khác nhau nhất định về số lượng và lễ vật trong từng tráp, cụ thể :
Ở miền Bắc, số lượng tráp ăn hỏi thường là số lẻ (5, 7, 9 hoặc 11 tráp), trong khi số lượng lễ vật trong mỗi tráp lại là số chẵn (80 hoặc 100). Điều này thể hiện ý nghĩa có đôi có cặp, có chẵn có lẻ trong hôn nhân. Các lễ vật thường có trong tráp ăn hỏi miền Bắc bao gồm trầu cau, rượu thuốc, bánh cốm, hoa quả và chè mứt sen.
Ở miền Trung, số lượng tráp ăn hỏi thường là 5 tráp với các lễ vật tương tự như ở miền Bắc, bao gồm trầu cau, bánh phu thê, chè, rượu thuốc và hoa quả. Tuy nhiên, có thể có thêm đôi nến tơ hồng để thắp hương trên bàn thờ gia tiên họ nhà gái.
Ở miền Nam, số lượng tráp ăn hỏi thường là số chẵn (6, 8 hoặc 10) để thể hiện ý nghĩa phát tài, phát lộc và trọn vẹn trong hôn nhân. Các lễ vật thường có trong tráp ăn hỏi miền Nam bao gồm trầu cau, rượu thuốc, trà bánh, mâm xôi gà và hoa quả.
Mặc dù số lượng tráp lễ có thể khác nhau ở mỗi vùng miền, nhưng thứ tự bê tráp ăn hỏi thì tương đối giống nhau. Trước khi xuất phát tới nhà gái, chú rể cần sắp xếp cho đội bê tráp ăn hỏi di chuyển theo đúng thứ tự của lễ nghi truyền thống để không xếp sai thứ tự khi tới nhà gái. Ngoài một số tráp có thứ tự bắt buộc, các tháp bánh cũng có thể được thay đổi linh hoạt tùy theo sự sắp xếp của nhà trai.
Trong bộ tráp ăn hỏi, lễ vật đi đầu tiên là tráp cau, xuất phát từ quan niệm dân gian rằng “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Theo sau đó lần lượt là tráp rượu thuốc và tráp hoa quả. Đối với mẫu tráp rồng phượng, tráp cau sẽ được kết với hình Phượng và tráp ngũ quả sẽ tạo nên dáng Rồng, hoàn thiện nét đẹp sóng đôi sum vầy.
Kế đến trong bộ tráp ăn hỏi 7 lễ là các tráp như Tráp Chè, Hạt Sen, Bánh Cốm, Bánh phu thê thì không có yêu cầu khắt khe bắt buộc nên bạn hoàn toàn có thể sắp xếp di chuyển vào nhà gái sao cho thuận tiện với mỗi gia đình là được.
Một điều cần lưu ý là nếu gia đình bạn chuẩn bị tráp ăn hỏi 9 lễ có cặp tráp Lợn – Xôi, thì hai lễ vật này sẽ được đặt ngay sau Tráp Hoa Quả, tức là tráp thứ ba.
Tóm lại dù dù gia đình chuẩn bị tráp ăn hỏi 5 lễ hay tráp ăn hỏi 11 lễ thì quy tắc bưng tráp vẫn tuân thủ theo thứ tự nhất định. Tráp trầu cau luôn được bưng đầu tiên, tiếp theo là tráp rượu thuốc và tráp chè, sau đó mới đến các tráp khác tùy theo sự sắp xếp, thỏa thuận của hai bên gia đình.
Giá tráp ăn hỏi có thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng lễ vật và chất lượng của chúng. Trước đây, số tráp ăn hỏi truyền thống thường là 5 lễ hoặc 7 lễ nhưng ngày nay, số tráp ăn hỏi hiện đại có thể lên tới 11, 13 tráp. Thậm chí có những gia đình còn yêu cầu đến 15 lễ. Giá tráp ăn hỏi có thể giao động từ 3.500.000đ/tráp ăn hỏi trọn gói đến 45.000.000đ. Cụ thể bạn có thể tham khảo :
Tráp ăn hỏi là một phần quan trọng trong lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam. Nó thể hiện sự tôn trọng và biết ơn của nhà trai đối với nhà gái. Hiện nay có rất nhiều mẫu tráp ăn hỏi đẹp và giá cả phải chăng để bạn lựa chọn. Từ những mẫu tráp truyền thống đến những mẫu tráp hiện đại, dưới đây là một số mẫu tráp ăn hỏi đẹp dành cho bạn
Trong nghi thức cưới hỏi của các gia đình Việt, chữ Hỷ sóng đôi là một hình ảnh quen thuộc. Nó mang ý nghĩa niềm vui nhân đôi cho cả hai gia đình khi có thêm một thành viên mới. Tráp Song Hỷ được thiết kế với vỏ tráp trong suốt để phô bày hết vẻ đẹp của lễ vật bên trong và mang nét hiện đại, tinh tế. Vỏ hộp lễ vật được làm từ giấy mỹ thuật cao cấp trên nền màu đỏ truyền thống, như một lời cầu chúc cho hôn nhân lứa đôi bền chặt và may mắn.
Tráp Phong Thủy sử dụng 5 tông màu bạc, xanh lá, xanh dương, đỏ và vàng để đại diện cho 5 mệnh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Những tông màu này mang những ý nghĩa đặc biệt trong đám cưới truyền thống của người Việt. Bộ Tráp Phong Thủy không chỉ là lễ vật dâng lên để bày tỏ lòng thành của nhà trai tới nhà gái mà còn được thiết kế để gửi gắm lời chúc hôn nhân thuận hòa, gắn bó và khăng khít tới mỗi cặp đôi thông qua “ngũ hành tương sinh”.
Tráp Viên Minh là dòng tráp đậy nắp được thiết kế thủ công hoàn toàn bằng hoa tươi. Nó mang ý nghĩa về sự tròn đầy, viên mãn và xán lạn. Không chỉ thể hiện nét truyền thống và tỉ mỉ trong cách xếp tráp ăn hỏi của người Việt mà Tráp Viên Minh còn vô cùng hiện đại với cách trang trí hoa trẻ trung và năng động. Đây là dòng tráp gọn nhẹ và có chi phí nhỏ xinh hơn nhiều so với tráp xếp cao cồng kềnh.
Tráp Phú Quý mang hai ý nghĩa chính là tài lộc và thịnh vượng. Đây là một lời chúc phúc giàu sang và sung túc tới các cặp đôi. Mẫu tráp xếp cao này không chỉ có diện mạo tinh tế và phù hợp với sở thích của cô dâu và chú rể mà còn chiều lòng được các bậc phụ huynh khó tính.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu được tráp ăn hỏi gồm những gì, ý nghĩa cũng như cách sắp xếp và những mẫu tráp ăn hỏi đẹp để có được buổi lễ ăn hỏi vui vẻ, hạnh phúc.
Để đón đọc thêm thông tin về tổ chức tiệc cưới, sự kiện, hội thảo… hãy theo dõi Forevermark thường xuyên nhé.
TRUNG TÂM HỘI NGHỊ TIỆC CƯỚI FOREVERMARK
Địa chỉ: 614 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội (đối diện công viên nước Hồ Tây)
Hotline: 098 993 9698
Fanpage: facebook.com/forevermark.vn
Instagram: @forevermark_wedding
Tiktok: @forevermark.official
Pinterest: pinterest.com/forevermarkvietnam/