Nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới là hai loại nhẫn đặc biệt và quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Chúng không chỉ là món trang sức đẹp mắt mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về tình yêu và hôn nhân. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ sự khác biệt giữa hai loại nhẫn này. Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa và sự khác biệt giữa nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới cùng những vấn đề liên quan khác trong bài viết này.
Table of Contents
“Nhẫn đính hôn và nhẫn cưới khác nhau không” hẳn là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Có thể nói rằng, nhẫn đính hôn và nhẫn cưới là 2 chiếc nhẫn quen thuộc và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Sau đây hãy cùng Forevermark tìm hiểu vấn đề “nhẫn cầu hôn khác gì nhẫn cưới” nhé.
Về nguồn gốc, nhẫn cưới và nhẫn đính hôn có khác nhau không?
Nhẫn đính hôn có nguồn gốc từ phương Tây và được sử dụng để ngỏ lời cầu hôn với người mình yêu. Nó không chỉ là một cách thông báo công khai mối quan hệ của hai người mà còn là sự gắn kết khởi đầu cho cuộc sống chung của họ. Nhẫn đính hôn thể hiện sự sẵn sàng của cặp uyên ương để chung sống với nhau trọn đời.
Về nhẫn cưới, không ai có thể khẳng định chính xác thời điểm ra đời của nhẫn cưới, nhưng người ta cho rằng người Ai Cập cổ đại là những người đầu tiên sử dụng vòng tròn để biểu trưng cho sự gắn kết của tình yêu. Họ chọn hình dạng vòng tròn vì quan niệm rằng nó có điểm đầu và điểm cuối chung, tượng trưng cho việc dù có trải qua những hành trình dài khác nhau, nếu hai người thuộc về nhau thì cuối cùng họ vẫn sẽ trở về bên nhau và hành trình của họ chính là hành trình trong vòng tròn hạnh phúc của tình yêu.
Tiếp theo, nhẫn cầu hôn khác nhẫn cưới về mặt ý nghĩa?
Nhẫn cầu hôn, còn gọi là nhẫn đính hôn hoặc nhẫn ổ, được chàng trai trao cho cô gái mình yêu khi anh ấy có ý định kết hôn với cô ấy. Khi cô gái nhận lấy chiếc nhẫn này, điều đó có nghĩa là cô ấy đã chấp nhận lời ngỏ ý nên nghĩa vợ chồng từ chàng trai. Do đó, chỉ có một chiếc nhẫn đính hôn được trao trong lễ cầu hôn.
Khác với nhẫn đính hôn, nhẫn cưới được coi là một lễ vật không thể thiếu trong bất kỳ nghi thức thành hôn nào. Trong ngày cưới, cô dâu và chú rể sẽ trao cho nhau một đôi nhẫn cưới để đính ước với nhau. Nhẫn cưới thường đi theo cặp, gồm hai chiếc nhẫn có thiết kế tương đương hoặc có những điểm chung để minh chứng cho sự gắn kết giữa hai người.
Về kiểu dáng cũng như chất liệu, nhẫn cưới và nhẫn cầu hôn cũng có sự khác nhau nhất định :
Điểm nổi bật nhất của nhẫn đính hôn là ổ đá ở giữa. Tùy thuộc vào sở thích và điều kiện kinh tế, các chàng trai có thể chọn nạm kim cương hoặc các loại đá quý cao cấp khác. Mỗi viên đá quý đều có những đường nét tinh xảo, khả năng tán sắc và độ bóng lý tưởng, tượng trưng cho tình yêu của đôi lứa.
Nhẫn cưới thường có kiểu dáng đơn giản với vòng tròn trơn đính đá hoặc kim cương. Tuy nhiên, ngày nay nhẫn cưới được trang trí thêm một số họa tiết. Nhẫn của nữ thường được trang trí cầu kỳ và đẹp mắt hơn, trong khi nhẫn của nam giới thường cá tính và mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, hiện nay, xu hướng khắc tên hoặc ngày cưới trên nhẫn ngày càng phổ biến.
Cầu hôn là một nét đặc trưng của các nước phương Tây và hiện nay đã được du nhập vào hầu hết các nước để bày tỏ tình cảm với người yêu. Nhẫn cầu hôn là lời tự tình của chàng trai và mong muốn nhận được sự đồng ý của cô gái. Chính vì vậy, nhẫn cầu hôn chỉ có 1 chiếc duy nhất.
Nhẫn cưới là một cặp nhẫn dành cho cả chú rể và cô dâu. Nó thể hiện lời hứa trọn đời về tình yêu và sự gắn bó giữa hai người. Thiết kế của nhẫn cưới thường giống nhau, mang ý nghĩa của câu nói “Đồng vợ đồng chồng, tát biển Đông cũng cạn”.
Nhẫn cầu hôn được trao trước khi cưới, cụ thể là khoảnh khắc chàng trai cầu hôn cô gái. Khi cô gái đồng ý, chàng trai sẽ được phép đeo nhẫn lên tay cô gái của mình. Trong lễ ăn hỏi của người Việt, trước bàn thờ gia tiên chú rể sẽ trao nhẫn cầu hôn cho cô dâu. Còn nhẫn cưới sẽ được hai người trao cho nhau trong ngày đám cưới, trước sự chứng kiến của hai bên gia đình và khách mời.
Mỗi chiếc nhẫn được tặng vào đúng dịp sẽ mang lại rất nhiều ý nghĩa và là ký ức không thể quên của bất cứ ai trong đời.
Ngón tay, bàn tay đeo nhẫn
Vậy, nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới đeo ngón nào?
Trong khi người phương Tây thường đeo nhẫn cầu hôn vào ngón áp út bên trái, ở Việt Nam không có quy định cụ thể về ngón tay nào nên đeo nhẫn đính hôn. Theo quan niệm “Nam tả nữ hữu” của người xưa, nhẫn cầu hôn thường được đeo ở bàn tay phải để mong muốn tình yêu suôn sẻ và viên mãn.
Ngón áp út bên tay trái thường được chọn để đeo nhẫn cưới vì nó được coi là biểu tượng cho tình trạng hôn nhân. Khi có một chiếc nhẫn xuất hiện trên ngón này, nó cũng đồng nghĩa với việc người đó đã có gia đình hoặc đã “có chủ”.
Cách đeo
Cách đeo nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới phù hợp nhất là đặt chiếc nhẫn theo chiều song song với đầu ngón tay và từ từ luồn vào. Việc này không tốn nhiều công sức, nhưng nếu làm ẩu hoặc vội vàng sẽ khiến bạn có cảm giác đau.
Như vậy, hẳn bạn đã có câu trả lời cho “nhẫn cầu hôn có phải nhẫn cưới không?”. Đây là hai chiếc nhẫn hoàn toàn khác nhau và mang những ý nghĩa quan trọng khác nhau trong tình yêu và hôn nhân.
Sau khi hiểu được sự khác nhau giữa nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách đeo nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới cùng lúc.
Trước ngày cưới, bạn có thể đeo nhẫn cầu hôn ở ngón áp út bàn tay phải hoặc ngón giữa bàn tay trái, tùy theo sở thích của mình.
Để chuẩn bị cho nghi lễ trao nhẫn, cô dâu có thể đeo nhẫn đính hôn ở tay phải và nhẫn cưới ở tay trái. Người ta tin rằng ngón đeo nhẫn ở tay trái nối với tim. Khi đeo nhẫn vào ngón này, tình cảm của chú rể sẽ gần nhất với trái tim cô dâu.
Hoặc bạn có thể đeo nhẫn đính hôn ở ngón giữa và đồng thời đeo nhẫn cưới ở ngón áp út trên cùng một bàn tay.
Bạn có thể tự chọn cách riêng của mình, đeo một trong hai hoặc đeo cả hai, miễn sao bạn cảm thấy đẹp. Quan trọng nhất là cả hai món đồ trang sức này phải thoải mái cho các hoạt động thường ngày.
Sau khi hiểu được nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới có khác nhau không, dưới đây là một số mẫu nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới đẹp mà Forevermark tham khảo và tổng hợp.
Nhẫn vàng trắng 1 chỉ
Nhẫn vàng trắng là sự lựa chọn của nhiều cặp đôi. Vàng trắng là hợp kim của vàng với tỷ lệ vàng ít hơn các hợp kim khác. Vàng 14K có tỷ lệ 58,3% và vàng 18K có tỷ lệ vàng là 75%. Nhờ đó mà có màu trắng lạ mắt. Vàng trắng có giá thành rẻ hơn bạch kim và được tạo hình trên nhiều trang sức.
Tùy vào từng loại vàng mà mức giá khác nhau :
Tiền công chế tác tùy thuộc vào cơ sở chế tác cũng như nhu cầu của người dùng.
Nhẫn cầu hôn, nhẫn cưới bằng vàng trắng vừa đáp ứng tiêu chí là vàng theo sở thích của ông bà xưa, vừa có được những kiểu dáng thời trang phù hợp với thị hiếu hiện đại của các bạn trẻ.
Nhẫn vàng 9999 1 chỉ
Hiện tại giá vàng 24K của SJC dao động từ 5,3 đến 5,5 triệu đồng 1 chỉ. Nhiều người chọn mua nhẫn tròn ép trơn bằng vàng để tặng cho cô dâu chú rể vì giữ được giá trị của vàng miếng và tránh mất giá. Đối với những người yêu thích sự truyền thống và có khả năng tài chính tốt hơn, vàng 9999 là lựa chọn phù hợp. Mặc dù các kiểu dáng của nhẫn vàng 9999 không đa dạng như các mẫu mã khác nhưng về lâu dài vẫn giữ được giá trị kinh tế.
Nhẫn vàng tây 1 chỉ
Hiện nay giá vàng tây dao động từ 2,5 đến 2,8 triệu đồng cho vàng 18K và từ 1,9 đến 2,2 triệu đồng cho vàng 14K. Với mức giá phải chăng và nhiều mẫu mã đẹp mắt, vàng tây là lựa chọn phổ biến cho trang sức. Nhiều khách hàng chọn mua vàng tây vì phù hợp với sở thích và thời trang. Các kiểu dáng đa dạng phù hợp với nhiều sở thích khác nhau và chế tác của nhẫn vàng tây cũng rất tinh xảo.
Nhẫn kim cương
Đối với những chàng trai có điều kiện và muốn tặng người yêu món quà đặc biệt, nhẫn kim cương là sự lựa chọn hoàn hảo. Giá của nhẫn kim cương phụ thuộc vào nhu cầu, kích thước và kiểu dáng. Giá thấp nhất cho một chiếc nhẫn kim cương là 15 triệu đồng và có thể lên đến hàng trăm triệu đồng cho những mẫu thiết kế cầu kỳ với nhiều viên kim cương hơn.
Nhẫn 10k 1 chỉ
Giá của nhẫn vàng 10K dao động từ 1,3 đến 1,6 triệu đồng, phù hợp với các cặp đôi có ngân sách eo hẹp chuẩn bị cho ngày cầu hôn hoặc ngày cưới. Vàng trắng 10K có giá cao hơn một chút. Các thiết kế của nhẫn hiện nay đa dạng, thường giống như một chiếc vương miện trên ngón tay. Có thể đính đá hoặc kim cương nhỏ để tạo điểm nhấn hoặc tạo hình như một chiếc bông hoa lấp lánh.
Nhẫn bạch kim 1 chỉ
Bạch kim là một loại vàng trắng quý hiếm hơn và có giá cao hơn. Nhẫn và các trang sức bạch kim thường được chọn bởi những người có điều kiện. Bạch kim có khả năng chống oxy hóa và axit ăn mòn và giá khoảng 3,6 triệu đồng/ chỉ.
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bạch kim và vàng trắng nhưng chúng khác nhau về giá thành, màu sắc, độ bền và ứng dụng trong chế tác. Nhẫn bạch kim có thiết kế tinh xảo và đẹp mắt hơn vì cần được chế tác bởi những người thợ lành nghề. Điểm nổi trội của nhẫn làm từ bạch kim là ít bị méo khi có tác động mạnh.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu được nhẫn cầu hôn và nhẫn cưới khác nhau như thế nào, các loại nhẫn đính hôn và nhẫn cưới cùng những vấn đề liên quan khác.
Để đón đọc thêm thông tin về tổ chức tiệc cưới, sự kiện, hội thảo… hãy theo dõi Forevermark thường xuyên nhé.
TRUNG TÂM HỘI NGHỊ TIỆC CƯỚI FOREVERMARK
Địa chỉ: 614 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội (đối diện công viên nước Hồ Tây)
Hotline: 098 993 9698
Fanpage: facebook.com/forevermark.vn
Instagram: @forevermark_wedding
Tiktok: @forevermark.official
Pinterest: pinterest.com/forevermarkvietnam/