Lễ rước dâu là một trong những nghi thức trọng đại của đời người. Đây được xem là cột mốc đánh dấu hai người yêu nhau chính thức trở thành vợ chồng và bước vào giai đoạn mới của tình yêu. Trình tự lễ rước dâu miền Nam cũng tương tự như lễ rước dâu truyền thống ở nước ta. Để tìm hiểu chi tiết, hãy cùng Forevermark theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Table of Contents
Lễ rước dâu miền Nam được tiến hành theo trình tự truyền thống của nước ta, với sự trang trọng và chu đáo trong từng bước. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng và yêu mến giữa hai gia đình mà còn là lời chúc phúc cho cô dâu chú rể sẽ mãi hòa thuận và yêu thương nhau suốt đời. Sau đây là hướng dẫn thủ tục làm lễ rước dâu chuẩn nhất, cùng theo dõi nhé!
Buổi lễ đón dâu về nhà trai miền Nam bắt đầu với sự xuất hiện của đoàn khách mời từ nhà trai, bao gồm đại diện nhà trai, chú rể, gia đình và người thân cùng với đội bê tráp và khách mời. Mẹ chú rể sẽ bưng mâm quả rước dâu trong khi đội bê tráp sẽ bưng các tráp lễ ăn hỏi theo đúng thứ tự nghi lễ. Đội hình nhà trai sẽ chính thức tiến vào khu vực làm lễ của nhà gái, chào hỏi và trao tráp cho đội hình bê tráp nhà gái trước cửa nhà. Sau đó, cả hai đội sẽ cùng nhau đỡ mâm quả vào trong nhà gái.
Khi trao lễ xong, hai bên gia đình sẽ ngồi xuống và giới thiệu về các thành viên trong đoàn. Đại diện họ nhà trai sẽ có đôi lời phát biểu xin dâu và trình bày nguyện vọng đón cô dâu về nhà. Đáp lại lời phát biểu của nhà trai, đại diện nhà gái cũng sẽ bày tỏ lời cảm ơn đến những lễ vật mà nhà trai đã chuẩn bị và đồng ý cho nhà trai đón cô dâu về nhà.
Sau khi nhà gái đồng ý cho nhà trai đón cô dâu về nhà, chú rể sẽ vào phòng trao hoa cưới cho cô dâu và đón cô dâu ra ngoài khu vực làm lễ. Cặp đôi sẽ cùng nhau chào hỏi và mời nước cho gia đình hai bên, sau đó ra mắt toàn bộ khách tham dự.
Bước tiếp theo trong nghi lễ rước dâu miền Nam tại nhà gái đó là cô dâu và chú rể sẽ cùng nhau làm lễ gia tiên. Trong khi cặp đôi ra mắt họ hàng, mẹ cô dâu sẽ bày một số lễ vật của nhà trai trên bàn thờ gia tiên. Sau đó, bố cô dâu sẽ đưa cặp đôi đến thắp hương và làm lễ trước bàn thờ để cầu mong cho cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng luôn êm ấm và hạnh phúc.
Tiếp theo, cô dâu và chú rể cùng nhau trao nhẫn cưới, cắt bánh cưới, rót rượu sâm panh…
Sau khi làm lễ gia tiên, cô dâu chú rể sẽ quay trở lại khu vực làm lễ chính. Tại đây, người thân và bạn bè thân thiết của cặp đôi sẽ lên trao tặng những món quà cưới ý nghĩa cho cặp đôi theo thứ tự về độ thân thiết. Bố mẹ của cô dâu chú rể sẽ là người đầu tiên trao quà hồi môn cho cặp đôi, sau đó mới đến họ hàng, bạn bè và các khách mời khác.
Trong nghi thức rước dâu miền Nam, sẽ có nghi thức dâng trà và dâng trầu cau. Cụ thể, trong nghi thức dâng trà, phụ rể sẽ rót trà và cô dâu cùng chú rể sẽ lần lượt dâng trà cho hai trưởng tộc, bố mẹ cô dâu và bố mẹ chú rể.
Còn trong nghi thức dâng trầu cau, cô dâu và chú rể sẽ cùng mở mâm trầu cau. Cô dâu sẽ bẻ 3 trái cau và lấy ra vài lá trầu đưa vào đĩa nhỏ. Sau đó, chú rể sẽ đặt đĩa trầu cau lên bàn thờ.
Sau khi lễ rước dâu miền Nam kết thúc, mọi người xuống nhà dưới. Cha mẹ cô dâu và cha mẹ chú rể lần lượt giới thiệu từng thành viên trong gia tộc của họ. Cô dâu và chú rể cũng chào hỏi hai bên gia đình.
Sau khi buổi lễ kết thúc, nhà trai xin phép ra về. Lúc này, nhà gái sẽ trao lại cho nhà trai một phần của lễ vật gọi là nghi thức lại quả. Khi chia lễ vật lại quả, gia đình nên lưu ý lấy số lượng chẵn (thường là 10 lễ vật) để thể hiện sự có đôi có cặp của hôn nhân và xé lễ vật bằng tay thay vì dùng dao kéo để tránh sự chia cắt trong tình cảm vợ chồng.
Sau khi nhận quả lễ vật từ nhà gái, đúng giờ hoàng đạo, họ nhà trai sẽ đưa cô dâu về nhà. Chú rể và đại diện họ nhà trai sẽ đưa cô dâu lên xe hoa. Đoàn khách của họ nhà gái có thể di chuyển bằng phương tiện đã được hai gia đình chuẩn bị hoặc tự di chuyển nếu khoảng cách giữa hai nhà không xa.
Sau khi hoàn tất nghi thức rước dâu tại nhà gái, nhà trai sẽ ra mắt nàng dâu mới với ông bà tổ tiên và thông báo với xóm giềng rằng con trai họ đã có vợ. Tiếp đó, rước dâu về nhà trai và thực hiện các nghi thức quan trọng khác. Đây là nghi thức ra mắt con dâu với ông bà tổ tiên, bố mẹ chồng và hàng xóm láng giềng, thông báo rằng cô dâu là thành viên mới và có trách nhiệm với gia đình chồng.
Các nghi thức lần lượt được thực hiện tại nhà trai gồm:
Nghi thức Lên đèn
Đôi đèn được thắp bởi người chủ hôn hoặc bố của chú rể. Sau đó, họ sẽ lạy và cắm đèn vào lư hương. Lư hương lớn ở giữa được đổ đầy gạo hoặc nếp để tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ và sung túc.
Thắp hương đến ông bà tổ tiên
Sau khi thắp đèn, cô dâu và chú rể sẽ lạy bàn thờ tổ tiên 4 lần. Sau đó, họ sẽ quay ngược 180 độ và lạy thêm 4 lần nữa. Sau khi lạy ông bà tổ tiên, cô dâu và chú rể sẽ lạy ba mẹ chú rể.
Dâng trà, nghi thức chào bố mẹ chồng
Nghi thức dâng trà và chào bố mẹ chồng là một phần quan trọng trong nghi lễ rước dâu miền Nam. Trong nghi thức này, cô dâu sẽ dâng trà hoặc rượu mừng ra mắt ông bà chồng (nếu ông bà chú rể vẫn còn) trước khi dâng trà hoặc rượu ra mắt cha mẹ chồng. Sau khi cô dâu thực hiện nghi lễ với ông bà và cha mẹ, các bậc trưởng bối sẽ trao quà cho cô dâu.
Tiếp đến sẽ là các nghi thức trao nhẫn cưới, cắt bánh cưới, rót rượu sâm panh… Kết thúc lễ, mẹ chú rể sẽ dắt cô dâu vào phòng cưới và kết thúc lễ thành hôn.
Rước dâu có cần mâm quả hẳn là thắc mắc của không ít người và câu trả lời là CÓ. Trong lễ rước dâu về nhà trai ở miền Nam, bưng quả là một nghi lễ không thể thiếu. Đội bưng quả của nhà trai sẽ đem những lễ vật của nhà trai đã được chuẩn bị sang nhà gái và trao cho đội bưng mâm quả của nhà gái. Đây là một nghi lễ quan trọng để bày tỏ sự trân trọng mà gia đình nhà trai dành cho cô dâu mới và cảm tạ ân dưỡng dục của bố mẹ đối với cô dâu.
Việc chọn trang phục rước dâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phong tục, truyền thống gia đình và sở thích cá nhân của cô dâu và chú rể. Trong lễ rước dâu miền Nam, cô dâu có thể mặc áo dài truyền thống hoặc áo dài cách tân, váy dài lịch sự hoặc trang phục dịu dàng, nữ tính . Còn chú rể có thể mặc quần âu và áo vest hoặc trang phục truyền thống.
Đón dâu đi một đường về một đường có nghĩa là khi nhà trai đến nhà gái để tiến hành làm lễ rước dâu thì sẽ đi một đường. Sau khi làm lễ đón dâu và đón được cô dâu về thì nhà chồng tiến hành đưa cô dâu về và phải đi bằng một con đường khác. Nhiều gia đình cho rằng việc này sẽ tránh điều không may sẽ theo về nhà.
Đám cưới không rước dâu là sao? Đám cưới không rước dâu thường xuất phát từ một số nguyên do như: tổ chức đám cưới theo kiểu phương Tây thường sẽ bỏ qua nghi thức này; với một số cặp đôi cô dâu, chú rể theo đạo tôn giáo và quy định của tôn giáo không cho phép diễn ra lễ rước dâu; hoặc tuổi vợ và tuổi chồng xung khắc nhau.
Đám cưới là một sự kiện trọng đại và quan trọng đối với mỗi người con gái. Ai cũng mong muốn có một buổi lễ ăn cưới hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu đám cưới không rước dâu thì cô dâu sẽ bị thiệt thòi. Gia đình nhà gái sẽ không công bố cho gia tiên biết rằng con gái họ đi lấy chồng và cô dâu sẽ không được chính thức bước vào cửa của gia đình nhà trai.
Hiện tại, vẫn chưa có lời giải thích cho việc cô dâu chú rể xung khắc sẽ không tổ chức rước dâu. Có thờ có thiêng, có kiêng có lành là tốt nhưng bạn cần phải vận dụng vào đúng bối cảnh và thời điểm phù hợp. Bạn chỉ cần lựa chọn ngày giờ đẹp thì mọi chuyện sẽ suôn sẻ.
Hy vọng qua bài viết này của Forevermark, bạn đã nắm rõ trình tự lễ rước dâu miền Nam cùng những thắc mắc khác liên quan.
Để đón đọc thêm thông tin về tổ chức tiệc cưới, sự kiện, hội thảo… hãy theo dõi Forevermark thường xuyên nhé.
TRUNG TÂM HỘI NGHỊ TIỆC CƯỚI FOREVERMARK
Địa chỉ: 614 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội (đối diện công viên nước Hồ Tây)
Hotline: 098 993 9698
Fanpage: facebook.com/forevermark.vn
Instagram: @forevermark_wedding
Tiktok: @forevermark.official
Pinterest: pinterest.com/forevermarkvietnam/